Tác dụng của nhung hươu

Nhung hươu là loại dược liệu quý hiếm có thể hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp tinh thần luôn thoải mái, hỗ trợ hạ huyết áp, tăng sự co bóp tim và nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nhung hươu có thể gây nguy hiểm cho một số người sử dụng. Hãy cùng Tâm dược xanh tham khảo các thông tin cơ bản về nhung hươu để có cách sử dụng đúng đắn.

Đặc điểm

Hươu là động vật nhỏ có vú thuộc họ nhai lại. Hươu thường cao khoảng 0.72-1 mét, dài khoảng 0.9-.2 mét, lông màu đỏ hồng, mịn, có nhiều đốm trắng. Nai to hơn, mạnh hơn hươu, lông cứng hơn, có màu xám, nâu và không có đốm. Cả hai loại động vật này đều có chân dài nhỏ, đuôi ngắn, mắt to, dưới mắt có nhiều đốm đen. Chỉ con đực có sừng và được sử dụng để bào chế dược liệu Lộc Nhung

Thu bắt và sơ chế

Mùa nhung của hươu, nai vào tháng 2-3. Người ta thường đi săn vào mùa này để lấy được lộc nhung chất lượng cao. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng nhung hiện tại tăng cao, do đó một số nơi ở nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh đã nuôi nhốt Hươu, nai để cưa sừng tiêu thụ

Khi cưa nhung hươu, nai cần cưa từ chỗ cách đáy nhung 3-4cm, máu chảy ra có thể được hứng và cho vào rượu uống để tăng cường sinh lý. Muốn hãm cho máu không chảy nữa thì dùng mực tà trộn với than gốc sau đó bôi vào chỗ cưa, sau đó dùng vải băng lại để tránh côn trùng xâm nhập.

Cách sử dụng nhung hươu

Nhung sau khi cắt cần sơ chế ngay bởi vì nhiều máu thịt, để lâu rất dễ bị hôi thối, có rất nhiều cách bào chế nhung, ví dụ

  • Nhúng cả cặp nhung vào rượu để một đêm. Khi ngâm nên để chỗ cắt hướng lên trên để tránh các chất tốt trong nhung tan vào rượu. Ngày hôm sau, rang cát cho nóng vừa cho vào một cái ống và để ở giữa cặp nhung, vẫn hướng chỗ cắt lên trên. Nếu cát nguội thì thay cát mới. Mỗi lần thay cát thì nhúng nhung vào rượu để rượu thâm vào. Cứ làm như vậy đến khi khô hẳn, có nơi thay cát bằng gạo rang, sau khi nhung khô dùng gạo này để nấu cháo

  • Tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô, khô lại tẩm rượu và sấy khô. Làm như vậy cho đến khi nhung khô kiệt là được. Tuy nhiên, khi bào chế cần cẩn thận để không làm nứt, chảy máu nhung khiến nhung mất giá trị dinh dưỡng

Tác dụng không ngờ của nhung hươu

Theo y học hiện đại

Đối với nam giới: Chữa liệt dương, di tinh, mộng tinh, đau lưng mỏi gối do suy giảm chức năng thận, vô sinh, tăng cường sinh lý, tạo hưng phấn và kích thích ham muốn tình dục.

Đối với phụ nữ: Tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh, nâng cao sức đề kháng, kích thích sản sinh nội tiết tố estrogen, cải thiện sinh lý nữ, tăng ham muốn. Đồng thời có tác dụng lợi huyết, điều hoà kinh nguyệt, trị kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu tử cung, bạch đới. Phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương ở tuổi mãn kinh. Ngoài ra, dùng nhung hươu còn giúp làm đẹp, trẻ hoá da, làm chậm tốc độ lão hoá.

Đối với người cao tuổi: Bồi bổ cơ thể, chống suy nhược cơ thể do tuổi tác và lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Dùng dược liệu có tác dụng tăng cường chức năng tuần hoàn máu, bổ huyết, chữa các bệnh về xương khớp, cải thiện trí nhớ, chữa mất ngủ tuổi già.

Đối với trẻ nhỏ: Cải thiện cân nặng cho trẻ, thúc đẩy hệ tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, cải thiện chiều cao và phát triển trí não của trẻ.

Đối với vận động viên, người lao động nặng, hoạt động nhiều: Cải thiện sức bền bỉ, dưỡng gân cốt, tăng sức mạnh gân cốt, giúp xương chắc khỏe, vận động linh hoạt dẻo dai, kích thích cơ bắp phát triển, ngăn ngừa teo cơ, đồng thời tăng hưng phấn, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Theo y học cổ truyền

Theo bản kinh: chủ lậu hạ ác huyết, sinh xỉ, cường khí, hạn nhiệt kinh giản

Theo dược tính luận: bồi bổ nam giới lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ lậu huyết

Theo danh y biệt lục: dưỡng cốt, trị hư lao, sốt rét, gầy ốm,lưng đau thắt lưng đau, huyết suy, tê mỏi tay chân, bụng có nướu máu, tán sỏi niệu quản, ung nhọt, nóng trong xương

heo Nhật Hoa Tử Bản Thảo: Bổ hư, tráng gân cốt, an thai, hạ khí, phá huyết ứ.

Theo Bản Thảo Cương Mục: Sinh tinh, dưỡng huyết, bổ tủy, làm mạnh gân xương, ích dương, điều trị hư lỵ, chóng mặt, mắt mờ, ù tai.

Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Bổ khí huyết, cường gân cốt, tráng nguyên dương, ích tinh thủy.

Theo Bản Thảo Sơ Yếu: Người Tỳ vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa, ăn uống thất thường

Một số đối tượng không nên sử dụng nhung hươu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm

Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

Người bệnh cao huyết áp, đái đường, xơ cứng mạch máu, hẹp van tim, viêm thận, máu nóng, sinh mụn nhọt, lở ngứa, tiêu chảy kinh niên

Nguời ốm nặng, rối loạn tiêu hóa thì không dùng

Nguời có bệnh về hô hấp, viêm phế quản, ho khạc ra đờm vàng, có bệnh truyền nhiễm không dùng

Nhung hươu – một trong tứ đại thượng dược từ hàng ngàn năm nay của người Việt. Không chỉ có tác dụng chữa bách bệnh hiệu quả, phù hợp với nhiều đối tượng mà còn là vị thuốc bổ quý hiếm cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn phải hết sức lưu ý và dùng đúng cách để tốt nhất cho sức khoẻ và đảm bảo an toàn nhất

Bài viết cùng chủ đề: