Men gan cao là khái niệm dân gian thường sử dụng trong trường hợp xét nghiệm về gan, có một số enzyme nồng độ trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Đồng thời, nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn, xét nghiệm men gan có nghĩa là xét nghiệm chức năng gan. Vậy men gan là gì? Chỉ số men gan có ý nghĩa như thế nào trong lý gan? Ngoài bệnh lý gan, men gan cao có thể gặp trong các bệnh lý nào khác? Bài viết dưới đây sẽ giải thích và làm rõ những vấn đề trên.
Men gan là gì?
Trong gan có hệ thống các enzyme rất hoàn chỉnh bao gồm: AST, ALT, GGT,.. có chức năng hỗ trợ gan lọc bỏ độc tố, giúp hoàn thiện, tổng hợp và chuyển hóa các chất như bao gồm: lipid, gluxit, protid…, các enzyme này được gọi chung là men gan.
Xét nghiệm men gan như dân gian thường hiểu là xét nghiệm thuộc nhóm đánh giá tổn thương viêm, hủy hoại nhu mô gan, không phải là xét nghiệm chức năng gan. Hay nói cách khác, men gan cao là dấu hiệu chỉ điểm của tổn thương viêm, hoại tử gan.
Ý nghĩa chỉ số ALT, AST
Alanine Aminotransferase (ALT), tên gọi khác serum glutamic-pyruvic transaminase (SGPT); và Aspartate Aminotransferase (AST), tên gọi khác serum-glutamic oxaloacetic transaminase (SGOT), thuộc nhóm enzyme transaminase (tên gọi khác amino-transferase). Transaminase là enzyme (men) nội bào có chức năng xúc tác và chuyển hóa nhóm amin (-NH2) của amino acid thành chất có phức hợp carbonyl (>C=O), thường gặp nhất là dạng keto-acid (RCOCOOH). Transaminase có trong tế bào của nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, trong đó ALT có ở tế bào gan là chính, ngoài ra có thể gặp ở thận và tế bào cơ vân. AST có ở tế bào gan, tế bào cơ vân, cơ tim, hồng cầu, tụy, phổi và não.
Chỉ số ALT (hay còn gọi là GPT) giới hạn bình thường từ 5-37 UI/l
Chỉ số AST (hay còn gọi là GOT) giới hạn bình thường từ 5-40 UI/l
Trong một số trường hợp, các chỉ số xét nghiệm về chức năng gan trên như ALT, AST có thể tăng hơn so với mức bình thường, nhưng không quá cao (gấp 2,3 lần) thì vẫn được cho là bình thường. Chỉ số GGT nếu cao hơn 1-2 mức thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng gan và người bệnh cũng không quá lo ngại đến sức khỏe.
Chỉ số men gan tăng là bao nhiêu?
Ngược lại với chỉ số men gan bình thường ở trên sẽ là chỉ số men gan tăng hay còn gọi là men gan cao. Chỉ số men gan cao tăng cao khi tăng gấp 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, từ 2-5 lần là mức độ trung bình và tăng cao khi gấp 5-10 lần, cụ thể như sau:
Chỉ số men gan | AST (GOT) | ALT (GPT) |
Tăng nhẹ | 40-80 UI/L | 40-80 UI/L |
Tăng trung bình | 80-200 UI/L | 80-200 UI/L |
Tăng cao | >200 UI/L | >200 UI/L |
Men gan cao thường rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan, đặc biệt với những người có thể trạng yếu, sức đề kháng kém có thể dẫn đến các bệnh nặng hơn như viêm gan, ung thư gan. Vì vậy nếu được chẩn đoán men gan tăng cao thì người bệnh nên thật cẩn trọng cũng như thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không để tình trạng bệnh nặng thêm.
Chỉ số men gan GGT là gì?
Chỉ số men gan GGT viết tắt của Gamma Glutamyl transferase là 1 trong 3 chỉ số men gan đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. GGT có chỉ số cao hơn 2 loại men gan còn lại vì chỉ số này rất nhạy cảm với sự thay đổi tình trạng ứ mật. Chỉ số này tăng cao là biểu hiện của những bệnh lý gan như viêm gan mãn, tổn thương gan do rượu, viêm gan virus hay nghiêm trọng hơn là ung thư gan.
Kết quả xét nghiệm chỉ số GGT
Người bệnh lấy mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm trong khoảng 1 tiếng sẽ có kết quả về chỉ số GGT. Nếu chỉ số GGT nằm trong giới hạn từ 5-60UI/L, tức là chỉ số <60UI/L hoặc tặng nhẹ hơn 1, 2 mức thì được coi là bình thường. Tuy nhiên chỉ số ở nam và nữ có sự khác biệt.
– Đối với nam giới: từ 7-32 UI/L
– Đối với nữ giới: từ 11-50 UI/L
Tình trạng bệnh nhẹ hay nặng sẽ được chẩn đoán tùy thuộc vào mức tăng của chỉ số này, cụ thể như sau:
– Mức độ nhẹ: GGT tăng hơn mức giới hạn từ 1-2 lần.
– Mức độ trung bình: GGT tăng hơn mức giới hạn từ 2-5 lần.
– Mức độ nặng: GGT tăng cao hơn mức giới hạn từ 5 lần trở lên.
Đặc biệt rất nghiêm trọng nếu chỉ số GGT tăng tới 5000UI/L, cho thấy người bệnh đã mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan.
Chỉ số AP
Phosphatase kiềm (AP: Alkaline Phosphatase) thuộc nhóm enzyme tham gia chuyển hóa kẽm, được đánh giá là chất chỉ điểm của tình trạng tổn thương gan có ứ mật (trong gan, ngoài gan). Tại gan, phosphatase kiềm được tìm thấy ở các vi-ti mật quản và xoang mạch gan trong đơn vị cấu trúc cơ bản gan. Ngoài ra, phosphatase kiềm còn có ở xương, thận, ruột và rau thai. Thời gian bán hủy của phosphatase kiềm khoảng 7 ngày. Tuy nhiên người già trên 60 tuổi, đặc biệt nữ giới, nồng phosphatase kiềm thường cao hơn mức bình thường. Những người có nhóm máu O hoặc B, sau bữa ăn có nhiều chất béo nồng độ phosphatase kiềm cũng tăng cao hơn mức bình thường do lượng enzyme từ ruột thấm vào trong máu. Phosphatase kiềm là enzym có trong gan, ruột, xương, thận, nhau thai. Tương tự γGT, đây là một dấu hiệu của tình trạng ứ mật.