Điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi hiện nay là vô cùng cần thiết. Người già cao tuổi thường dễ bị loãng xương do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương tác động trực tiếp gây ra các cơn đau, dễ thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người bệnh nên ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Cùng tìm hiểu về bệnh loãng xương ở người già và phương pháp điều trị bệnh trong bài viết này nhé.
Loãng xương là gì
Loãng xương là tình trạng xương bị xốp, thưa và giảm khối lượng xương. Bệnh thường đi kèm với các hiện tượng xương dễ bị gãy và lún cột sống.
Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi
Tuổi cao dẫn đến lão hóa các cơ quan: Tuổi càng cao, các chất dinh dưỡng càng được hấp thu ít đặc biệt là canxi, thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần cho xương nên nguy cơ loãng xương càng cao ở người cao tuổi.
Ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương: Nhiều người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài nên cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không nhiều làm việc tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời không có. Từ đó làm việc hấp thu canxi không được tối đa, bài tiết canxi tăng dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.
Người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc các bệnh lý mãn tính: Người cao tuổi có xu hướng mắc nhiều các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận từ đó phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Việc kết hợp các loại thuốc trong một thời gian dài đặc biệt là thuốc corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ như loãng xương.
Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Bị đau nhức xương: Do thiếu hụt canxi ngày một tăng mà xương xuống cấp, loãng và xốp xương nên các triệu chứng đau rõ rệt. Người bệnh sẽ đau nhức lưng, tay chân, các khớp, bại hông, khớp cổ chân, khớp hàng, đốt sống thắt lưng… Đau nhức xương và các khớp sẽ rõ nhất vào ban đêm.
Đau cột sống, vùng thắt ngang cột sống và lan sang hai bên mạn sườn. Triệu chứng đau thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống. Cơn đau dữ dội khi người bệnh vận động, mang vác nặng và chỉ giảm khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.
Bị gù vẹo cột sống do đốt sống bị lún, xẹp làm giảm chiều cao so với lúc còn trẻ
Các triệu chứng toàn thân như cảm giác ớn lạnh, hay bị chuột rút, đổ nhiều mồ hôi
Hậu quả của bệnh loãng xương
Mất ngủ: do đau nhức xương khớp mà người cao tuổi vốn đã khó ngủ lại càng khó ngủ hơn dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng sức khỏe
Trầm cảm: sự kết hợp giữa đau nhức xương và mất ngủ khiến người cao tuổi dễ bị trầm cảm hơn
Gãy xương: Khi xương đã trở nên giòn và xốp, xương rất dễ bị gãy thậm chí không phải do va chạm hay vận động mạnh.
Tàn phế: Người cao tuổi dễ gãy xương do những va chạm rất nhẹ hoặc tự nhiên gãy, lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn, nếu không điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến tàn phế.
Tử vong: Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, tàn phế phải sống phụ thuộc vào người khác, chính những đau đớn về mặt thể chất lẫn tinh thần khiến sức khỏe giảm sút và có thể dẫn đến tử vong. Khoảng 30-50% trường hợp chết trong vòng một năm sau khi gãy cổ xương đùi.
Điều trị loãng xương ở người cao tuổi
Chế độ ăn: Người cao tuổi nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, các loại rau xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa. Cùng với thực phẩm giàu canxi, người cao tuổi cũng nên ăn thực phẩm chứa nh Vận động. Hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá vì chúng gây cản trở tới việc điều trị bệnh và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Vận động bằng cách tập các bài tập thể dục phù hợp sức khỏe và độ tuổi là cách tốt nhất giúp xương chắc khỏe hơn. Mỗi ngày chỉ cần vận động, phơi nắng từ 30 – 45 phút.iều vitamin D như trứng, cá hồi… Hạn chế dung nước có ga góp phần làm tăng loãng xương.
Phòng ngừa loãng xương
Chế độ ăn uống: Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Người cao tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất, đặc biệt là canxi và protid trong khẩu phần ăn vì độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế.
Chế độ luyện tập: việc vận động thường xuyên vừa có tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa.. vừa có tác dụng trực tiếp cho hệ thống xương khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương do các tế bào sinh xương được tăng cường hoạt động, tăng cường hấp thu canxi và protid.
Điều trị loãng xương đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém vì thế biện pháp điều trị loãng xương tốt nhất là dự phòng loãng xương. Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý rất tốt cho việc phòng loãng xương. Không chỉ ăn các thực phẩm giàu canxi mà cần ăn cả thức ăn giàu magie, phospho, vitamin D.