FOS (chất xơ hòa tan) là gì

Có khi nào bạn nhìn bảng thành phần của các loại thực phẩm đóng gói, bột ăn dặm, sữa công thức hay thành phần của các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thấy có chứa thành phần FOS, liệu bạn có thắc mắc đấy là gì không và công dụng của chúng trong sản phẩm.

Để biết và hiểu được FOS là gì, chúng ta cần tìm hiểu các khái niệm sau

Probiotics : được định nghĩa là những vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, chúng được mệnh danh là vi khuẩn có lợi bởi sự có mặt của chúng làm ức chế các vi khuẩn có hại. Khi probiotic được sử dụng một cách thường xuyên với số lượng đủ sẽ tạo ra những tác động tích cực lên sức khỏe con người đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chúng hiện diện trong sữa chua, kim chi, dưa chua, tương bần.. Hầu hết các loại probiotics hiện nay được nghiên cứu bổ sung vào thực phẩm là những vi khuẩn thuộc dòng Lactobacillus hoặc Bifidobacterium.

Prebiotics: là một dạng thực phẩm bản thân không tiêu hóa được nhưng có tác dụng tốt lên cơ thể bằng cách kích thích sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn có lợi. Prebiotics được xem là thức ăn của những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, hay nói một cách khác, prebiotics là nguồn thức ăn có chọn lọc của probiotic giúp cho probiotics ngày càng lớn mạnh trong hệ tiêu hóa

FOS là từ viết tắt của Fructo-oligosaccaride là một carbohydrate, được xếp vào nhóm oligosacaccharide. Cấu trúc của FOS gồm 1 phân tử sucrose liên kết với 1, hay 3 gốc fructosy bằng liên kết beta2,1-glucoside. FOS được biết đến là chất xơ hòa tan hay chất tạo ngọt năng lương thấp thuộc nhóm prebiotic được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong các thực phẩm chức năng cũng như cho phép bổ sung vào các sản phẩm sữa công thức dành cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi. Đây là là loại chất xơ tự nhiên không bị tiêu hóa khi vào cơ thể, khi đến ruột, FOS có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng.

FOS có tác dụng gì

Giúp cải thiện táo bón

Chất xơ hòa tan FOS hút nước trong đường tiêu hóa làm giảm quá trình tiếp xúc của chất thải với đường ruột, phân mềm và xốp hơn di chuyển nhanh hơn khỏi hệ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.

FOS kích thích nhu động ruột, tăng độ mềm của phân cải thiện sức khỏe đường ruột, bình thường hóa số lần đại tiện.

Quá trình lên men FOS ở ruột già cũng sản sinh ra khí hơi và nước, có tác dụng làm cho phân mềm và xốp, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn, nhờ đó phòng chống táo bón hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng kháng vi khuẩn bằng cách giảm bớt số lượng vi khuẩn nội sinh trong đường ruột.

Một số nghiên cứu cho thấy FOS làm tăng tần suất đại tiện nhưng không làm tăng tốc độ đẩy thức ăn qua ruột và làm tăng trọng lượng phân.

Tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột

Tại dạ dày và ruột non FOS không bị tiêu hóa nhưng đến ruột già, chúng trở thành nguồn thức ăn  cho các vi khuẩn có lợi phát triển, nhóm vi khuẩn này có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường ruột, giúp đẩy phân dễ dàng ra khỏi cơ thể.

FOS ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn có hại bằng cách bài tiết acid lactic và acetat làm giảm pH của môi trường và ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Giúp hấp thu canxi và các khoáng chất khác

Trong quá trình lên men ở ruột già, FOS phân hủy thành các acid béo tạo môi trường acid nhẹ làm tăng khả năng hấp thu của canxi và khoáng chất magie, đồng, sắt

Tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ viêm ruột

Việc gia tăng số lượng thức ăn làm cho vi khuẩn Bifidobacteria phát triển tốt giúp gia tăng hoạt tính của các đại thực bào và tăng tiết kháng thể tại chỗ IgA tăng cường hệ thống miến dịch

Duy trì cân nặng

Nghiên cứu trước đây liên quan đến động vật mô hình (chủ yếu là chuột) cũng cho thấy uống FOS có thể điều chỉnh trọng lượng cơ thể thông qua việc thúc đẩy nội sinh GLP-1 trong ruột. Do đó, FOS làm giảm lượng thức ăn, dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể và BMI. Trong một nghiên cứu nhỏ, những người thừa cân, sau khi dùng FOS với liều 21 g/ngày trong 12 tuần, đã tăng cảm giác no và giảm trung bình từ 0,4-1 kg trọng lượng cơ thể.

FOS có ở đâu

FOS chứa một lượng lớn trong các thực phẩm như rau xanh, táo, trái cây, quả bơ, chuối chín, bột yến mạch, măng tây…

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu sử dụng FOS ngày càng cao nên FOS được sản xuất từ quá trình thủy phân polysacharide hoặc tổng hợp từ các loại vi sinh vật, chủ yếu nấm mốc.

Bài viết cùng chủ đề: