Nếu như trước đây bệnh đau nhức xương khớp có thể gặp chủ yếu ở người cao tuối, nguời lao động nặng nhọc thì giờ đây chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào và đang có xu hướng trẻ hóa. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuy nhiên muốn điều trị căn bệnh này cần có những hiểu biết cần thiết để tìm được phương pháp phù hợp.
Bệnh xương khớp là gì
Trên cơ thể con người có 3 loại khớp là khớp động (ở tay, chân), khớp bán động (ở cột sống) và khớp bất động (hộp sọ). Trong số đó, khớp bán động và khớp động dễ bị suy yếu nhất bởi chúng chịu tác động bởi những hoạt động thường ngày của con người, nếu vận động quá mức hoặc ít vận động dẫn đến tình trạng khớp suy yếu dần, gây ra bệnh xương khớp.
Căn bệnh viêm khớp thường gặp
- Viêm khớp: thường xuất hiện ở khớp háng khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối.
- Thoái hóa khớp, cột sống: căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, người cao tuổi do sự bào mòn của sụn khớp, đĩa đệm. Giữa các khớp có một lượng dịch nhày nhất định tạo sự chuyển động mềm mại cho các khớp, theo thời gian, lượng dịch nhày giảm dần, ít đi khiến sự ma sát giữa các khớp tăng dần gây cứng khớp, khô khớp cột sống.
- Thoát vị đĩa đệm: thường gặp nhất là ở cột sống thắt lưng, đốt sống cổ những vị trí thường vận động nhiều. Tuy nhiên, nó không chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà còn khiến các dây thần kinh bị chèn ép và nếu để lâu ngày có thể khiến cơ bị teo thậm chí dẫn đến liệt.
- Viêm khớp dạng thấp: đây là một loại bệnh tự miễn do phản ứng của hệ miễn dịch con người. Đặc biệt bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả các khớp, có tính chất đối xứng. Chúng gây ra tình trạng sưng đau kéo dài, cản trở hoạt động thông thường của người bệnh.
- Đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh hông to là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận 2 ngón chân. Đau dây thần kinh tọa biểu hiện bởi càm giác đau dọc đường đi của dây thần kinh, cơ thể đau từ vùng thắt lưng kéo xuống đến bàn chân.
- Loãng xương: Lượng canxi trong xương giảm, xương trở nên giòn xốp và rất dễ gãy. Tình trạng này thường diễn ra ở người già, tốc độ tổng hợp canxi giảm so với tốc độ thoái hóa xương, điều này có thể khiến toàn thân đau nhức, gãy xương khó phục hồi.
Mỗi loại đau nhức xương khớp có một biểu hiện khác nhau, tính chất và cường độ đau cũng khác nhau vì thế mỗi một loại đau nhức xương khớp cần có những biện pháp điều trị hợp lý.
Bệnh đau nhức xương khớp thể nhẹ có thể không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài mà không chữa trị kịp thời bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng thậm chí mất khả năng vận động. Việc phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết. Người bệnh có thể thử các biện pháp đơn giản sau:
Chữa bệnh tại nhà
- Với muối và gừng:
Từ các nguyên liệu hoàn toàn dễ tìm như muối và gừng, bạn đã có thể điều trị bệnh đau khớp phiền toái, thường được áp dụng với khớp cổ chân cách làm vô cùng đơn giản như
Cho nước sạch vào đun đến nhiệt độ 50-60 độ C
Rửa sạch gừng, dập nát sau đó hòa muối hạt vào nước ở trên
Ngâm chân đến khi nước hết ấm
- Bài thuốc từ lá lốt
Chắc hẳn ai cũng biết lá lốt thường được sử dụng trong các bữa ăn nhưng ít người biết tác dụng giảm đau chống viêm của nó. Cách thực hiện:
Rửa sạch khoảng 10gram lá lốt, phơi khô
Sắc với 2 bát nước nhỏ đến khi còn ½ bát
Uống đều đặn trong 10 ngày
Bạn sẽ thấy bệnh tình ngày càng thuyên giảm, để tăng hiệu quả giảm đau nhanh, bạn hãy áp dụng cách làm này lá lốt cùng với các loại lá khác như cây bưởi bung, cây vòi voi, cây cỏ xước.
- Ngải cứu và muối
Nhắc đến ngải cứu chắc ai cũng nhớ đến món ăn quen thuộc trứng ngải cứu, nhưng khi nhắc đến bệnh xương khớp thì hãy nhớ đến ngải cứu và muối. Cách tiến hành như sau
Chọn những lá ngải cứu sạch và muối trắng hạt to
Cho ngải cứu và muối trắng vào chảo rang đến khi nóng
Bọc hỗn hợp này bằng 1 cái khăn vải sạch, mỏng đắp lên vùng khớp bị đau 20 phút
Nếu thường xuyên sử dụng biện pháp đơn giản này, chắc chắn bệnh tình sẽ thuyên giảm
Điều trị bằng thuốc Tây y
Tây y có một số loại thuốc điều trị bệnh xương khớp hiệu quả như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic, thuốc chống thấp khớp. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ như loét dạ dày, đau dạ dày và tình trạng nhờn thuốc.
Phẫu thuật điều trị xương khớp
So với việc điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc đơn thuần, phẫu thuật mang tính hiệu quả hơn nhưng chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng không thể tiếp tục điều trị nội khoa thì bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật.
Như vậy, chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về bệnh đau nhức xương khớp, nếu cần tư vấn hãy gọi điện theo số hotline 1800 55 88 03 (tổng đài miễn cước) để được giải đáp những thắc mắc.