Cúc tím Echinacea tên đầy đủ là Echinacea purpurea. Cây bắt nguồn từ Bắc Mỹ là nơi được biết đến trồng nhiều nhất. Ngoài ra, trên toàn thế giới có rất nhiều nước ưa chuộng và trồng loại hoa này. Đây là 1 loài thực vật thuộc họ Cúc, có tổng thể 9 loài nhưng chủ yếu có 3 loài thường được dùng như thảo dược để trị các chứng bệnh đó là: Echinacea purpurea, Echinacea Angustifolia và Echinacea Pallida.
Rễ cúc tím Echinacea được biết đến như một vị thuốc trị rắn cắn được các bộ tộc ở vùng Bắc Mỹ sử dụng cách đây hơn 400 năm. Ngày này với sự phát triển của công nghệ khoa học thì cây Cúc Tím ngày càng được biết đến như 1 thảo dược với các tác dụng chính như: Tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, phòng chống ung thư, giúp bảo vệ làn da..
Thành phần
Thành phần hóa học ở các bộ phận khác nhau trên cây cúc tím cũng khác nhau đáng kể. Ở rễ tập trung nhiều các thành phần dễ bay hơi, tinh dầu trong khi phần trên mặt đất chứa nhiều polysaccharides, flavonoid, inulin, vitamin C
Cúc tím- tăng cường hệ miễn dịch
Theo các nhà khoa học của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, hệ thống miễn dịch được tăng cường phụ thuộc vào liều lượng sử dụng hoa cúc tím. Với 10mg hoa cúc tím trên một trọng lượng cơ thể, uống hàng ngày dạng trà, trong khoảng thời gian 10 ngày, có hiệu quả như một chất kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động. Ngoài ra, tạp chí y khoa Hindawi đã công bố tài liệu cho thấy rằng hoa cúc tím có hiệu quả điều trị cảm lạnh do virus. Tuy nhiên, kết quả quan trọng nhất hoa cúc tím liên quan đến hệ thống miễn dịch là những tác động chống lại các ổ nhiễm trùng.
Ngoài ra, hoa cúc tím còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp trên. Hoa cúc tím được chứng minh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm. Vì vậy, nó được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên: viêm xoang cấp tính, cúm, bệnh hen suyễn, cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan, bạch hầu, ho gà… Trong một nghiên cứu lâm sàng trên những người bị hen suyễn, hoa cúc tím có hoạt động tương tự như các thuốc tổng hợp điều trị hen suyễn. Hoa cúc tím ức chế tiết cytokine liên qaun đến hen suyễn trong các tế bào biểu mô phế quản, tác dụng giãn phế quản và chống viêm đáng kể.
Các tác dụng khác của hoa cúc tím
Hỗ trợ điều trị cảm lạnh
Chuyên đề nghiên cứu “ Hoa cúc tím chữa cảm lạnh như thế nào” được tạp chí bệnh học Lancet Infectious đại học Connecticut đưa ra dựa trên phân tích đánh giá 14 nghiên cứu trước đó với những kết luận: hoa cúc tím làm giảm nguy cơ cảm lạnh thông thường 58%, giảm thời gian cảm lạnh thông thường gần một ngày rưỡi, hoa cúc tím thực sự là thảo mộc phòng chống cảm lạnh hiệu quả. Chính những phát hiện này đã dẫn đến nhu cầu sử dụng chiết xuất của nó tăng độ biến tại Mỹ, nơi người dân chi trả điều trị cảm lạnh mỗi năm lên đến 1,5 tỉ USD thăm khám bác sĩ và 2 tỉ USD cho các phương pháp và thuốc điều trị.
Giảm đau
Hoa cúc tím được sử dụng trong bộ tộc người Great Plains ở Ấn Độ như một thuốc giảm đau, đây được coi là thuốc giảm đau tự nhiên hiệu quả trong các trường hợp: đau ruột, đau đầu, đau liên quan đến bệnh lậu, rắn cắn, đau họng, viêm amidan, đau răng. Cách sử dụng để giảm đau là uống hãm với nước nóng như trà hàng ngày hoặc bôi đáp lên khu vực bị ảnh hưởng.
Phòng chống ung thư trong cơ thể
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất cúc tím có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và thậm chí gây ra các chết tế bào ung thư. Trong một nghiên cứu ống nghiệm khác, chiết xuất từ cây hoa cúc tìm đã giết chết tế bào ung thư của con người từ tuyến tụy và ruột bằng cách kích thích quá trình gọi là apoptosis hoặc chết tế bào có kiểm soát. Người ta tin rằng hiệu ứng này xảy ra do đặc tính tăng cường miễn dịch của cúc tím.