Các cách làm tan cục máu đông

Các cục máu đông hình thành trong máu để giúp cầm máu tại vùng bị tổn thương, chúng thường hình thành bên ngoài mạch máu và sẽ tan hết khi vết thương đã lành lại. Tuy nhiên các cục máu đông hình thành bên trong mạch máu nếu không tự tan hết cần có biện pháp can thiệp y tế nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt là cục máu đông tại những mạch máu nhỏ

Cục máu đông là gì?

Chắc hẳn ai nghe đến cục máu đông đều cảm thấy chúng thật đáng sợ. Bản chất cục máu đông sinh ra để ngăn ngừa chảy máu quá mức khi mạch máu bị tổn thương tránh gây ra tình trạng mất máu quá nhiều. Thông thường khi bị thương, các mạch máu sẽ thu hẹp lại để làm giảm lượng máu đến các mô bị thương và hạn chế mất máu. Sau đó, các tiểu cầu và protein trong huyết tương sẽ di chuyển đến vùng bị tổn thương của mạch máu, chúng kết tụ lại để giảm chảy máu. Khối đông đặc bởi 13 chất trong máu và mô, những chất này là yếu tố đông máu

Thông thường, khi vết thương đã lành, cơ thể sẽ làm tan cục máu đông một cách tự nhiên, nhưng đôi khi cục máu đông hình thành ở bên trong mạch khi không có tổn thương bên ngoài hoặc chúng không tan một cách tự nhiên. Nếu máu chảy một cách quá chậm và bắt đầu tích tụ lại với nhau thì sẽ hình thành cục máu đông. Khi cục máu đông hình thành bên trong tĩnh mạch hoặc động mạch mà không có lý do chính đáng và không tan một cách tự nhiên thì cần điều trị ngay lập tức để tránh gây biến chứng.

Các loại cục máu đông

Máu đông trong tĩnh mạch

Tĩnh mạch là các mạch đưa máu thiếu oxi khỏi các cơ quan của cơ thể và trở về tim. Khi một cục máu đông bất thường hình thành trong tĩnh mạch, nó có thể hạn chế sự trở lại của máu về tim, gây đau và sưng do máu tụ lại thành cục máu đông.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chính hoặc sâu của cơ thể, hầu hết các cục máu đông tĩnh mạch sâu xảy ra ở cẳng hoặc đùi. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể, như cánh tay hoặc xương chậu

Khi một cục máu đông trong tĩnh mạch sâu bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu, cục máu đông này được gọi là cục thuyên tắc. Cục thuyên tắc có thể đi qua tim đến một động mạch trong phổi, nơi nó bị thắt lại và chặn dòng máu. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm được gọi là thuyên tắc phổi. Các dấu hiệu điển hình của thuyên tắc phổi là khó thở đột ngột, ho, ho ra máu và đau ngực.

Cục máu đông trong động mạch

Động mạch là những mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể. Có cục máu đông trong động mạch thường liên quan đến xơ cứng của động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch xảy ra khi mảng bám thu hẹp bên trong mạch.

Mảng bám được tạo thành từ cholesterol, các chất béo, chất thải tế bào, canxi và fibrin, một chất đông máu trong máu. Khi lòng động mạch bắt đầu thu hẹp, các cơ động mạch mạnh sẽ tiếp tục đẩy máu đi qua chỗ hở với nhiều áp lực. Điều này có thể làm cho mảng bám bị vỡ.

Các phân tử được giải phóng trong vết vỡ có thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách hình thành một cục máu đông không cần thiết trong động mạch. Tại thời điểm này, các mô và cơ quan không còn nhận đủ máu. Vì cục máu đông này thường phát triển trong động mạch vành hoặc bên trong tim, nên dễ gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Trên thực tế, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.

Cách làm tan cục máu đông một cách tự nhiên

Thay đổi chế độ ăn uống

Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông. Thay đổi chế độ ăn uống để duy trì cân nặng hợp lý, giảm mức cholesterol và huyết áp, cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm tổng thể sẽ giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông.

Bạn nên ăn nhiều rau lá xanh đậm, rau củ quả nhiều màu sắc (như bí vàng, ớt chuông đỏ và cà tím), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch và gạo lứt) và thực phẩm giàu omega-3 (như cá hồi, thịt bò, hạt óc chó, hạt lanh). Những thực phẩm này sẽ giúp duy trì hoạt động của hệ thống mạch máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp giảm cân.

Luôn vận động

Để tránh hình thành cục máu đông, bạn nên tập thể dục thường xuyên, tránh nằm im hoặc ngồi im quá lâu. Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.

Bỏ thuốc lá

Vitamin E

Vitamin E giúp chống đông máu, ngăn ngừa bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ. Nó được sử dụng để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh về tim và mạch máu, chẳng hạn như đau ngực, huyết áp cao và các động mạch bị tắc nghẽn. Bạn có thể tăng lượng vitamin E bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu vitamin E hàng ngày như hạnh nhân, quả bơ, hạt hướng dương, bông cải xanh, rau bina, kiwi và cà chua.

Bài viết cùng chủ đề: