Cây bạch quả là gì?
Bạch quả hay còn gọi là ngân hạnh, công tụ, nó có tên khoa học là Ginkgo biloba. Đây là loại cây có xuất xứ ở Châu Âu kể từ những năm 1730 và được đưa về trồng ở Trung Quốc từ khoảng những năm 1784.
Trong nhiều thế kỷ, bạch quả có xu hướng tuyệt chủng, nhưng các nhà sư đã trồng và chăm sóc chúng tại các đến chùa ở Trung quốc, Nhật bản, Hàn Quốc… Do vậy, tại 3 quốc gia này có vẫn tồn tại những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Trong cuộc ném bom nguyên tử của Mỹ xuống 2 thành phố tại Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II năm 1945, hầu hết các cây xanh, thảm thực vật bị tàn phá trong vòng 1 – 2km, người ta thấy có 6 cây bạch quả mặc dù bị đốt cháy nhưng sau đó chúng vẫn sống, tiếp tục đâm trồi trên gốc cũ thể hiện sức mạnh kỳ diệu nhờ đó chúng ta cũng thấy được tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe con người.
Với những công dụng kỳ diệu mà ngày nay bạch quả đã được trồng ở nhiều nơi trên Thế Giới trong đó có Việt Nam.
Bộ phận dùng
Lá đã phơi khô hay sấy khô
Hạt thu hoạch quả chín, loại bỏ thịt ngoài, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng đập giập, loại bỏ vỏ cứng lấy nhân, bóc vỏ màng ngoài, rửa sạch, đồ hoặc nhúng vào nước sôi, rồi sấy ở nhiệt độ thấp đến khô. Hạt được dùng sống hoặc sao vàng, có độc nên cẩn thận khi dùng.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học đáng chú ý trong lá Bạch quả: 22% – 27% flavone glycoside (ginkgetin, bilobetin và sciadopitysin); terpene lactones (ginkgolides và diterpenes); bilobalide và các axit Ginkgolic.
Hầu hết chiết xuất từ cây Bạch quả đều ở dạng EGb 761. EGb 761 được chuẩn hóa để bao gồm 6% terpenoid và 24% flavonoid glycoside.
Cây bạch quả có tác dụng gì?
Giảm lo âu, căng thẳng
Các nghiên cứu cho thấy, khi dùng chiết xuất từ bạch quả trong 4 tuần có thể làm giảm các triệu chứng lo âu.
Cải thiện trí nhớ
Một số nghiên cứu cho thấy dùng bạch quả trong một năm sẽ cải thiện một số triệu chứng của bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ khác. Liều 240 mg mỗi ngày có thể có tác dụng tốt hơn liều 120 mg mỗi ngày.
Hiệu quả cho thị lực ở người mắc bệnh tiểu đường
Đối với những người bị tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, uống chiết xuất lá bạch quả trong 6 tháng có thể cải thiện thị lực.
Giảm đau chân khi đi bộ
Đau chân khi đi bộ có liên quan đến lưu lượng máu kém (bệnh mạch máu ngoại biên). Vì vậy, việc uống chiết xuất từ lá bạch quả giúp những người có lưu thông máu kém ở chân có thể đi lại mà không bị đau. Viên uống bổ sung từ bạch quả cũng có thể làm giảm việc phải phẫu thuật. Tuy nhiên, những người mắc bệnh này cần dùng bạch quả trong ít nhất trong vòng 24 tuần để thấy được hiệu quả.
Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Uống chiết xuất lá bạch quả có tác dụng làm giảm đau vú và các triệu chứng khác liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt khi bắt đầu vào ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục cho đến ngày thứ 5 của chu kỳ sau.
Giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt
Nghiên cứu cho thấy sử dụng bạch quả hàng ngày kết hợp với thuốc tâm thần trong 8-16 tuần có thể làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt. Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm một số tác dụng phụ liên quan đến thuốc tâm thần.
Cải thiện các triệu chứng chóng mặt và rối loạn thăng bằng
Uống chiết xuất lá bạch quả dường như cải thiện các triệu chứng chóng mặt và rối loạn thăng bằng. Hạt cây bạch quả thường dùng để nấu chè, có tác dụng giúp tăng trí nhớ, bổ thận tráng dương, trị phế lao kết hạch, trị hen đờm suyễn, bạch đới, tiểu dắt.
Cách dùng – Liều dùng
Các chế phẩm Bạch quả được chế biến làm thực phẩm chức năng Ginkgo biloba. Lá khô của cây có thể được sử dụng để pha trà. Liều 3 – 10g/ngày, chia làm 3 lần mỗi ngày.
Liều dùng tiêu chuẩn của dịch chiết Bạch quả EGb 761 được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu và được các nhà sản xuất khuyến nghị: 40mg, 3 lần mỗi ngày, hoặc 80mg, 2 lần mỗi ngày.
Hạt: không nên dùng quá 8 đến 10 hạt nấu chín mỗi ngày cho người trưởng thành và chế phẩm này không được khuyến cáo sử dụng lâu dài.
Lưu ý khi sử dụng Bạch quả
Nhìn chung, Bạch quả an toàn và được dung nạp tốt. Liều khuyến cáo tối đa cho chiết xuất EGb 761 là 240mg/ngày. Tác dụng phụ nhẹ bao gồm đau đầu, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, táo bón, dị ứng da.
Thận trọng khi sử dụng Bạch quả ở những bệnh nhân bị rối loạn chảy máu hoặc những người dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chống tiểu cầu hoặc liệu pháp chống đông máu.
Cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ sơ sinh.
Bệnh nhân trầm cảm nên được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.