Cách đối phó với ho khi thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường làm cho cả người lớn và trẻ nhỏ bị ho. Ho kèm rát ngứa họng, mất tiếng rất khó chịu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy biện pháp để đối phó với ho là gì khi thay đổi thời tiết

Nguyên nhân gây ho

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhóm bệnh phổ biến nhất, bao gồm cả nhiễm khuẩn hô hấp trên và hô hấp dưới.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Các nhiễm khuẩn hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang, cảm cúm. Đặc điểm của ho trong các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên là xuất hiện khá nhanh, ho có đờm do niêm mạc mũi họng tăng tiết dịch, ho thường kèm theo các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy mũi, sốt, đau họng, ù tai. Sau điều trị hết viêm, triệu chứng ho còn kéo dài thêm một thời gian mới hết hẳn và sẽ lại xuất hiện khi có đợt viêm mới.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Viêm phế quản: là tình trạng tổn thương viêm cấp hoặc mạn tính của phế quản, tổn thương thường xảy ra nhất là ở phế quản lớn và trung bình. Ho là dấu hiệu chủ yếu, lúc đầu ho khan, sau đó ho khạc đờm, nếu viêm cấp thường có kèm theo sốt. Ho kéo dài thường mỗi đợt trên 3 tháng là viêm phế quản mạn tính.

Viêm phổi: bệnh thường xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt rét rồi sốt nóng, đau tức ngực, ho khan, sau đó ho có đờm màu gỉ sắt, đờm đặc quánh, màu xanh hoặc vàng.

Lao phổi: Bệnh nhân gày sút, sốt âm ỉ kéo dài, ho húng hắng, khạc đờm trắng, nặng có thể ho ra máu.

Các bệnh lý khác của phổi, phế quản như: áp xe phổi, bụi phổi, ung thư phổi phế quản, dị vật đường hô hấp, khối u trung thất đều biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng ho

Những tips cần thiết khi ho do thay đổi thời tiết

Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh (cá, tôm, cua…) vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho.

Các loại rau củ có nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… vì chúng kéo đờm, kích thích cổ họng sinh ho.

Những đồ bảo quản trong tủ lạnh, đồ đông lạnh chưa được làm nóng cũng không nên ăn, bởi người đang ho ăn vào sẽ làm đường hô hấp, phổi bị lạnh sẽ khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Các cơ quan liên quan như tì vị ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh cũng bị suy giảm chức năng. Do đó với những đồ ăn trữ lạnh, nên hâm nóng rồi mới ăn.

Các món ăn có vị cay rất ngon miệng, lợi cho tiêu hóa nhưng khi bị ho thì lại không nên ăn, nhất là với người bị viêm họng cấp. Nguyên nhân là khi bị viêm họng, thành họng bị viêm rát đỏ, các món ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt… sẽ có thể làm họng sưng rát nóng đỏ phần viêm nặng hơn. Vị cay kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho gia tăng. Với trẻ em ăn cay mà bị ho rất dễ bị sặc, gây nguy hiểm.

Các món nướng, rán (chiên), xào cũng không nên ăn nhiều (nhất là người bị viêm họng, người già bị viêm amydan hoặc khi nuốt nước bọt đau…).  Nguyên do là dù món này được nhai vẫn cứng, khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng gây đau, xước, tổn thương bề mặt… khiến họng lâu hồi phục. Đồ chiên, xào còn làm dịch đờm tăng, ho lâu khỏi.

Trẻ em thích ăn thịt xông khói và những món ăn vặt có hàm lượng muối cao như bimbim, khoai tây… thì bố mẹ cũng không nên chiều con mà cho ăn nhiều vì chúng đều có thể làm ho gia tăng.

Các món như, lòng đỏ trứng, súp khoai, xốt có bột năng, bột đao, không thích hợp với người bị ho, viêm họng bởi thành họng có nhiều chỗ lồi lõm, thức ăn đặc khó nuốt, kích thích gây ho và tình trạng ho rất tồi tệ với người bị viêm amidal. Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.

Khi bị ho cần ăn những thực phẩm tốt sau đây:

Cần ăn các món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp loãng, cháo, sữa…

Ăn các món giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, lợn, rau có màu xanh, đỏ.

Thực phẩm có vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa…) tăng khả năng thải độc, loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng sức đề kháng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh. Vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C dược phẩm, thực phẩm chức năng.

Kẽm (có trong sò, ngao, củ cải trắng) tăng cao sức khỏe đề kháng.

Mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng. Mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào rất tốt để kháng khuẩn, phòng ho, đẩy lùi cơn rát cổ họng.

Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi (không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau).

Dấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.

Bài viết cùng chủ đề: