Cúc thơm được coi là một loại thảo dược có nhiều tác dụng trong việc thưởng thức cũng như chữa bênh. Từ nhiều năm nay, cả cúc khô và cúc tươi đều được dùng để chế biến thành các loại trà có tác dụng phòng và chữa nhiều bệnh tốt. Hãy cũng Tâm dược Xanh điểm qua tác dụng tuyệt với của cúc thơm đối với cơ thể nhé.
Feverfew (Tanacetum parthenium) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Feverfew là một cây thuốc theo dân gian được sử dụng để điều trị cảm sốt, đau nửa đầu, viêm khớp dạng thấp, đau dạ dày, đau răng, côn trùng cắn, vô sinh và các vấn đề kinh nguyệt và chuyển dạ khi sinh con. Loại thảo mộc gây sốt này có một lịch sử lâu đời được sử dụng trong y học cổ truyền và dân gian, đặc biệt trong các nhà thảo dược Hy Lạp và Châu Âu thời kì đầu. Feverfew cũng đã được sử dụng cho bệnh vẩy nến, dị ứng, hen suyễn, ù tai, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa.
Thành phần trong cây cúc thơm
Cúc thơm chứa nhiều sesquiterpene lacton và parthenolide. Các thành phần hoạt tính tiềm năng khác bao gồm flavonoid glycosid và pinene. Nó có nhiều đặc tính dược lý, chẳng hạn như chống ung thư, chống viêm, tăng cường tim, chống co thắt, an thần và có thể như một loại thuốc xổ giun.
Đặc điểm của cây cúc thơm
Cúc thơm hay feverfew được trồng nhiều ở các vùng rộng lớn trên thế giới và tầm quan trọng của nó như một cây thuốc đang càng ngày càng phát triển với các báo cáo ngày càng tăng và sức thuyết phục ngày càng mạnh mẽ.
Đây là một loại cây sống lâu năm có mùi thơm ngắn, rậm rạp, mọc cao từ 0.3-1m. Những chiếc lá màu xanh vàng của nó thường có chiều dài dưới 8cm, gần như không có lông. Hoa cúc thơm có màu vàng, nở từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, đường đính khoảng 2cm. Hoa cúc thơm giống với hoa cúc (Matricaria chamomilla), đôi khi chúng bị nhầm lẫn với nhau. Hoa cúc thơm có mùi nồng và đắng, những chiếc lá màu xanh vàng mọc xen kẽ với những bông hoa màu vàng khiến chúng trông giống như cụm dày đặc có đỉnh dẹt.
Lợi ích của cây cúc thơm
Tên của cây cúc thơm (feverfew) bắt nguồn từ tiếng la tinh Fbrifugia có nghĩa là thuốc giảm sốt. Theo truyền thống, feverfew được sử dụng để điều trị sốt và các tình trạng viêm nhiễm khác. Trên thực tế, chúng được một số người gọi là aspirin thời trung cổ.
Feverfew chứa nhiều hợp chất hoạt tính, chẳng hạn như flavonoid và dầu dễ bay hơi, tuy nhiên hợp chất được các nhà khoa học quan tâm nhất là parthenolide, được tìm thấy trong lá của cây. Các nghiên cứu từ xa xưa đã chỉ ra rằng, parthenolide có thể đứng sau hầu hết các lợi ích sức khỏe tiềm năng của cúc thơm
Giảm chứng đau nửa đầu
Một số nghiên cứu ấn tượng trên con người đã cho thấy tác dụng tích cực của việc sử dụng feverfew để ngăn ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu. Một cuộc khảo sát đối với 270 người bị chứng đau nửa đầu ở Anh cho thấy hơn 70% trong số họ cảm thấy tốt hơn nhiều sau khi dùng trung bình 2-3 lá cúc thơm tươi mỗi ngày
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Clinical drug survey đã sử dụng sự kết hợp giữa cây cúc thơm và vỏ cây liễu trắng, có các hóa chất như aspirin. Những người dùng kết hợp hai lần một ngày trong 12 tuần có ít chứng đau nửa đầu hơn và cơn đau không kéo dài hoặc đau nhiều.
Ngoài ra, một đánh giá có hệ thống được hoàn thành bởi Trường Y học ở Anh đã so sánh kết quả của sáu nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Feverfew có hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu và không gây ra bất kì mối quan tâm lớn nào về mặt an toàn.
Ngăn ngừa cục máu đông
Thông thường, máu chảy qua các động mạch và tĩnh mạch của chúng ta một cách trơn chu và hiệu quả, nhưng khi xuất hiện cục máu đông hoặc huyết khối thì có thể gây ra hiệu quả rất nghiêm trọng từ suy tạng, liệt nửa người đến tử vong. Nghiên cứu chỉ ra rằng, cúc thơm có thể có khả năng chống huyết khối, giúp ngăn ngừa hình thành và phát triển cục máu đông- do đó làm giảm nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ.
Khả năng chống lại ung thư
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thực phẩm dược liệu đã chứng minh tác dụng chống ung thư của chiết xuất từ cúc thơm trên hai dòng tế bào ung thư vú ở người và một dòng tế bào ung thư cổ tử cung ở người. Chiết xuất ethanolic trong feverfew ức chế sự phát triển của cả ba loại tế bào ung thư